Danh mục sản phẩm

Video
Hướng dẫn thi công tấm xi măng Cemboard Thái Lan

nhà Yến

Địa thế xây nhà yến

Lựa chọn địa thế xây nhà yến phải dựa trên phương pháp theo dõi đời sống của chim, không xây tuỳ thuộc vào ý muốn của con người. Những người nuôi chim yến trong nhà thành công là nhờ họ đã theo dõi cuộc sống thiên nhiên của chim yến.

Trên cơ sở tìm hiểu phân tích tập tính sống của chim yến, những hộ lao động đã xây nhà thích hợp, mô phỏng gần giống như nơi mà chim yến đã quen thuộc trong đời sống tự nhiên. Ngôi nhà đó cần có các yêu cầu sau:

Vị trí xây nhà nuôi chim yến phải gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ… Những nơi này có nhiều thức ăn của chim, tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.
Điều quan trọng nhất là ngôi nhà phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Cần quan sát thấy chim bay lượn trên bầu trời một số lần trong ngày ở noi định xây nhà và vẽ sơ đồ đường bay của chim. Ngôi nhà phải xây tốt nhất là không cách xa trung tâm có yến (hang động hoặc nhà có yến sinh sống) 5 – 8km, hoặc nơi có nhiều chim đến kiếm ăn, càng gần càng có cơ hội thành công. Nhà mới xây nên ở gần các nhà có năng suất cao.
Cần nắm được các dẫn liệu không khí về nhiệt độ, ẩm độ, hướng gió của khu vực định xây nhà yến, sau đó đối chiếu với các yêu cầu của chim xem có thích hợp hay không, từ đó quyết định kỹ thuật xây nhà. Hiên nay tại Việt Nam, chim yến đang sống và làm tổ trong 3 vùng có một số nét khí hậu khác nhau: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Một số tư liệu năm 2006 của Tạp chí khí tượng thuỷ văn cho thấy: Nam Trung Bộ, nhiệt độ trung bình luôn cao. Mùa động từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình 24 – 26 độ C so với 25 – 27 độ C vùng Nam Bộ luôn có độ ẩm trung bình trong không khí cao hơn 80%, nhiệt độ khá ôn hoà (25 – 28 độ C) sự dao động nhiệt thấp hơn 2 vùng kia. Ở đây gió Đông Nam và gió Tây Nam đem theo không khí của 2 vùng biển thôi vào nên khí hậu khá ổn định.

Vùng Đồng Hới, Quảng Bình có một số tháng khá nóng. Nhiệt độ trung bình lớn hơn 30 độ C (tháng 6,7), nhiệt độ cao nhất có ngày lên đến 38 – 39 độ C, và tối thiểu là 19 – 20 độ C. Sự dao động nhiệt trong năm khá lớn.

Hướng gió cũng là một yếu tố cần quan tâm: Trong cùng một thời gian 3 vùng khác nhau có thể nhận hướng gió khác nhau. Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió Bắc còn Nam Trung Bộ gió Tây Nam, Nam Bộ gió Tây và Tây Nam. Tìm hiểu điều kiện khí hậu của tùng vùng sẽ giúp người xây nhà yến lý giải được tại sao nuôi chim yến ở vùng Nam Bộ có khả năng thành công nhanh chóng và có những quyết định chính xác về mặt kỹ thuật. Khi xây nhà ở các vùng này có thể có những điều chỉnh nhất định về ván tổ, của thông gió, cửa ra vào, vật liệu xây nhà, kiểu nhà (số tầng, độ cao và rộng của căn nhà), kiểu mái… Ví dụ, Trong khu vực có sự dao động lớn về nhiệt độ thì sẽ xây nhà theo kiểu vùng nóng nhưng cần có thêm thông gió để khống chế nhiệt.

Nhà nuôi chim yến không nên xây ở độ cao vượt quá mặt biển 1000m. Nếu độ cao trên 1000m chim yến cũng sinh sống, làm tổ trong căn nhà đó, nhưng đa số sau khi đẻ, chim non bay đi tìm những căn nhà ở địa thế thấp hơn. Hiện nay, người ta khuyến cáo là dưới 500m. Địa điểm xây nhà phải là nơi không có nhiều hãng xưởng, nhà máy. Ở những nơi đó côn trùng làm nguồn thực phẩm cho chim thường sẽ bị tiêu diệt dần do đô thị hoá.
Hiện nay, chính quyền của nhiều nước phát triển nghề nuôi yến trong vùng đã có các quy định là nhà chim phải xây xa thành phố, xa các khi đông dân cư và khu vực nghỉ ngơi giải trí. Vì vậy, người nuôi chim cầ nhìn trước sự phát triển của nghề này trong tương lai để chọn vị trí xây nhà cho thích hợp.

Nhà nuôi chim yến phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài địch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.

Căn nhà phải thích hợp đầy đủ các điều kiện chim cần, vùng xung quanh có nhiều yến C. linchi sinh sống. Có cách thức dụ chim vào nhà để chim ở lại sinh sống tại đó.

Tags: kỹ thuật nuôi yến,kỹ thuật nuôi yến lấy tổ,học kỹ thuật nuôi yến,mô hình nuôi yến trong nhà,có nên đầu tư nuôi yến,nhà ở kết hợp nuôi yến,nhà nuôi yến cấp 4,nhà nuôi yến thu hoạch nhiều nhất,nuôi yến có lời không